18 tháng 3, 2011

Viêm màng não mủ và lưu ý khi dùng thuốc

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn sinh mủ của các khoang màng nhện. Đây là một bệnh cảnh nội khoa có tính chất cấp cứu vì tiên lượng tốt hay xấu sẽ tuỳ thuộc vào thời gian và phác đồ xử trí.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng phế cầu kháng penicilline đã làm thay đổi các phác đồ điều trị cổ điển trong bệnh viêm màng não mủ. Ngoài ra, điều trị không phù hợp còn có thể đưa đến những biến chứng thần kinh mạn tính hay gây tử vong cho bệnh nhân, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, bệnh viêm màng não cần được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và đúng đắn để tránh các biến chứng và di chứng, hạ tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, chẩn đoán rất dễ bị bỏ sót trong giai đoạn đầu vì triệu chứng lâm sàng của viêm màng não mủ ít đặc hiệu và có khoảng 10% các trường hợp lại không tìm ra tác nhân gây bệnh, làm cho việc chọn lựa kháng sinh ngay ban đầu gặp khó khăn.
Sự xâm nhập của vi khuẩn vào màng não
Vi khuẩn thường xâm nhập qua niêm mạch hầu họng, ngoài ra vi khuẩn còn vào màng não bằng nhiều con đường khác nhau như: sau một tình trạng nhiễm trùng huyết có nguồn gốc từ viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, viêm xoang, viêm tai giữa; ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não hoặc có vết nứt cạnh xoang mũi, gãy xương sàng; sau phẫu thuật thần kinh, nhất là các thủ thuật có đụng chạm đến dịch não tuỷ hoặc các trường hợp viêm cốt tuỷ ở xương sọ và cột sống.  Đối với trẻ sơ sinh, viêm màng não xảy ra do nhiễm các loại vi khuẩn có mặt thường xuyên trong âm đạo, đường tiết niệu hay trực tràng người mẹ như: E.coli, listeria mono-cytogenes...

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh có thể khởi đầu vài ngày trước bằng các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và khó xác định thời điểm thật sự bị viêm màng não. Bệnh cũng có thể khởi phát đột ngột với một hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính, ồ ạt của một nhiễm khuẩn huyết, diễn tiến nhanh chóng đến viêm màng não trong vài giờ. Bệnh nhân thường số cao trên 39oC, có kèm theo đau nhức, lạnh run, vã mồ hôi. Hội chứng não bao gồm: những cơn nhức đầu dữ dội, kéo dài, không bớt với thuốc giảm đau, sợ ánh sáng; triệu chứng buồn nôn, ói mửa, kiểu ói vọt; tình trạng táo bón và tăng kích thích da...
Ở bệnh nhân lớn tuổi có biểu hiện lừ đừ, thay đổi tính tình, thường có triệu chứng lú lẫn, lơ mơ và có thể không sốt...
Ở trẻ nhỏ thì dấu hiệu kích thích màng não rất ít. Trẻ bỏ bú, kém linh hoạt hoặc bị kích động, khó chịu, quấy khóc, khóc thét bất thường, vàng da, ói mửa, tiêu chảy...
Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: những đốm xuất huyết rải rác toàn thân thường gặp ở các trường hợp nhiễm não mô cầu; các dấu hiệu thần kinh định vị như liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt mặt hoặc mù mắt, lé, đau cơ, viêm khớp sưng...


Lưu ý khi dùng thuốc điều trị

Viêm màng não là một cấp cứu nội khoa, do đó cần phải điều trị sớm và tích cực. Nếu điều trị chậm trễ sẽ dễ đưa đến các biến chứng và di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ em. Trong điều trị, kháng sinh đóng vai trò chủ yếu.
- Nguyên tắc sử dụng kháng sinh: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trên sự lựa chọn kháng sinh trong viêm màng não mủ. Trên hết là khả năng đi qua màng não của kháng sinh, tuỳ thuộc vào tình trạng của hàng rào máu - màng não: sự xuyên thấu của thuốc khá tốt khi màng não bị viêm, nhưng khi tình trạng viêm bớt thì sự xuyên thấu của kháng sinh lại kém, do đó vẫn phải tiếp tục duy trì liều kháng sinh cao trong suốt quá trình điều trị.  Các loại kháng sinh qua màng não dễ là loại kháng sinh có độ hoà tan trong lipid cao, khối lượng phân tử thấp, ít liên kết với protein và độ ion hoá thấp ở pH bình thường. Hoạt tính diệt khuẩn của kháng sinh cũng rất quan trọng, ngoài ra nồng độ thuốc đưa vào cũng phải rất cao mới đạt được hoạt tính diệt trùng trong dịch não tuỷ. Do đó, sử dụng kháng sinh trong viêm màng não mủ cần áp dụng những nguyên tắc: sử dụng sớm, ngay khi có chẩn đoán; lựa chọn loại thuốc thích hợp với độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh; nên dùng loại kháng sinh diệt khuẩn; thuốc phải đạt đến nồng độ diệt khuẩn cần thiết trong dịch  não tuỷ (trong suốt thời gian điều trị nên dùng tiêm vào tĩnh mạch và không giảm liều dù khi bệnh nhân có đáp ứng).
- Vấn đề lựa chọn kháng sinh khi bắt đầu điều trị dựa vào tỉ lệ những loại vi khuẩn thường hay gây bệnh theo lứa tuổi hoặc các yếu tố thuận lợi (như viêm tai, viêm xoang, chấn thương sọ não...) hoặc có thể dùng kháng sinh phổ rộng trong lúc chưa có kết quả cấy dịch não tuỷ và kháng sinh đồ. Khi đã tìm ra loại vi khuẩn gây viêm màng não thì điều trị đặc hiệu.
Viêm màng não do Hemophilus influenzae: Điều trị viêm màng não mủ do loại vi khuẩn này đã có nhiều thay đổi từ khi có sự xuất hiện của dòng beta-lactamase. Người ta không còn dùng chloramphenicol trong viêm màng não mủ do H.inflenzae vì hiệu quả không bằng các loại kháng sinh dòng beta-lactamase và dễ có tai biến cho trẻ em. Nhóm cephalosporin thế hệ 3 được khuyến cáo sử dụng hàng đầu.
Viêm màng não do Neisseria meningitidis: Kháng sinh hàng đầu được sử dụng là penicillin G hay ampicillin. Có thể dùng chlorampenicol nếu dị ứng với penicillin. Thời gian điều trị tương đối ngắn: 7-10 ngày hoặc ngừng thuốc khi bệnh nhân hết sốt 5 ngày.
Viêm màng não do Streptococcus pneumoniae:  Trước đây, phế cầu nhạy cảm với penicilline nhưng tới nay có rất nhiều báo cáo cho thấy khá nhiều trường hợp bị nhiễm các dòng phế cầu kháng penicilline. Do đó kháng sinh hàng đầu được khuyến cáo sử dụng cho phế cầu kháng thuốc là cephalosporin thế hệ 3.
Viêm màng não do Listeria monocytogenes: Bệnh cảnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, người già và người lớn bị suy giảm miễn dịch. Ở trẻ sơ sinh, lựa chọn hàng đầu là ampicillin phối hợp với gentamycin. Ở người lớn, lựa chọn hàng đầu cũng là ampicillin, tuy nhiên nếu bị dị ứng thì thay thế bằng trimethoprimi sufametyhoxale.
Viêm màng não do trực khuẩn gram (-) hiếu khí: Thường do biến chứng của chấn thương đầu hoặc những thủ thuật ngoại thần kinh. Ngày nay, người ta không còn sử dụng aminoglycoside tiêm kênh tuỷ hay tiêm não thất nữa. Thuốc hàng đầu được lựa chọn là nhóm cephalosporine thế hệ 3.
Viêm màng não do staphylococcus aureus: Bệnh gặp tương đối ít, thứ phát sau một nhiễm khuẩn huyết nặng, do nhiễm khuẩn lan toả từ một ổ nhiễm khuẩn kế cận màng não hoặc sau thủ thuật ngoại thần kinh. Oxacillin hay nafcillin được sử dụng hàng đầu. Dùng vancomycin thay thế nếu bị dị ứng với nhóm penicillin hoặc bị nhiễm các dòng tụ cầu kháng méthicillin.

_________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

17 tháng 3, 2011

Cảnh giác với viêm màng não nước trong

Nhiều gia đình tưởng con bị sốt vi-rút thông thường, không đưa đi khám, dẫn đến hôn mê, liệt nửa người, thậm chí tử vong vì viêm màng não nước trong.
Bệnh thường xuất hiện sau một bệnh do vi-rút nào đó như sốt siêu vi, tiêu chảy, sởi, thủy đậu...

Triệu chứng không rõ ràng

Cả nhà bị sốt vi-rút nên khi bé Ngô Phương L., 10 tuổi (Bạch Mai, Hà Nội), bị sốt cao, gia đình cũng nghĩ em sốt vi-rút nên điều trị tại nhà. Chỉ 3 ngày sau, L. hôn mê rồi liệt cả người. Bác sĩ chẩn đoán L. bị viêm màng não nước trong và dù được điều trị tích cực đã 20 ngày, nhưng em vẫn chưa hồi phục vận động.

TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốt vi-rút đang bùng phát và đó cũng là nguyên nhân khiến số bệnh nhi tăng cao. Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 100 - 200 bệnh nhân tới khám, trong đó có 2 - 3 trẻ, tưởng chỉ bị bệnh thông thường như sốt, tiêu chảy, ho... nhưng khi xác định lại do viêm màng não nước trong.

Bệnh chủ yếu ở trẻ từ 2 - 15 tuổi. Điểm chung của loại bệnh này là trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ có triệu chứng rất mơ hồ, giống như sốt, cảm bình thường, một số có biểu hiện sốt, nôn, trẻ lớn có thể kêu đau đầu, nặng sẽ co giật, hôn mê.


Đi viện nếu sốt 3 ngày không giảm

Viêm màng não nước trong nếu được điều trị sớm có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh thấp hơn viêm màng não mủ và viêm não, điều trị cũng ít khó khăn hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhi khi được phát hiện mắc bệnh đều ở tình trạng nặng, nguy kịch. Nguyên nhân là do các bà mẹ cứ nghĩ con mình chỉ bị viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… thông thường mà không biết đó là những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh nguy hiểm viêm màng não.

Đặc biệt, việc các bà mẹ tự ý cho con uống thuốc có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh ở trẻ, khiến bác sĩ khó chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Việc điều trị ở giai đoạn muộn có nguy cơ để lại các di chứng nguy hiểm như: giảm vận động, chậm phát triển trí tuệ, não úng thủy, áp xe não, điếc, nghễnh ngãng… Vì vậy, TS Dũng khuyên: nếu không phát hiện các biểu hiện điển hình của viêm não, màng não, các bà mẹ cũng cần đưa con đến bác sĩ khi trẻ sốt 3 ngày không giảm.




Để chẩn đoán bệnh này, bắt buộc trẻ phải được xét nghiệm dịch não tủy. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, nhiều gia đình sợ nguy hiểm cho con, nên có 10 bệnh nhân vào thì 9 bệnh nhân gia đình không cho chọc dịch não tủy. TS Dũng giải thích: để lấy dịch não tủy, bác sĩ tiến hành chọc dò tủy sống. Đây là một phương pháp phổ biến, chỉ khiến bệnh nhi bị đau hơn bình thường chứ không gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, cha mẹ không nên lo sợ làm ảnh hưởng đến việc cứu chữa cho con mình bởi chỉ sau 1 - 2 ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh. 
Viêm màng não nước trong (aseptic meningitis): thực ra không phải là một bệnh mà là một hội chứng với đặc điểm là có hội chứng màng não, nhưng các xét nghiệm vi sinh thông thường như: nhuộm Gram hay cấy DNT lại không tìm thấy được vi trùng sinh mủ.

Từ "nước trong" ở đây nhằm ám chỉ rằng không phải là :"viêm màng não mủ" vì trong viêm màng não mủ thì DNT thường có đục. Còn trong những ca  viêm màng não nước trong, DNT sẽ có màu trong vắt (như màu sắc bình thường của DNT).

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não nước trong là do siêu vi, một số ít là do lao, do tăng bạch cầu ái toan, giang mai và do chích ngừa viêm màng não...


____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

16 tháng 3, 2011

Thóp phồng, cổ cứng biểu hiện của bệnh viêm màng não trẻ em

Sốt cao, nôn ói, đau đầu, cứng cổ, thóp căng là những dấu hiệu nguy hiểm; nếu không điều trị hay điều trị trễ, trẻ có thể tử vong hoặc bị các di chứng não úng thuỷ, yếu liệt chân tay, động kinh, điếc, hoặc không còn nhận biết được người thân.

Ngày 13/6, 12 bệnh nhi mắc bệnh viêm màng não nằm la liệt trong phòng 107 của Khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 1. Bệnh nhi nhỏ nhất của phòng mới được 2,5 tháng tuổi, là bé trai Hoàng Thiên Ân (ở quận 12, TP.HCM). Trước khi vào bệnh viện, bé đã sốt cao 2 ngày, mê man, uống thuốc cũng không thấy hạ nhiệt. Mẹ bé Ân cho biết, bé ngủ hay giật mình, bứt rứt, và rất đau đớn. Thóp bé căng phồng.

Còn bệnh nhi Lâm Lê Minh, 7 tuổi, được chuyển viện từ An Giang lên sau hơn 10 ngày điều trị. Những ngày đầu, bé Minh thường sốt rất cao - có khi lên đến 40oC, nôn ói, đau bụng. Khi nằm thì không sao, nhưng mỗi khi ngồi dậy, bé thấy đau nhức dữ dội, nhất là nhức đầu, nhức mắt.

Sốt cao, cổ cứng, thóp phồng: Biểu hiện nguy cấp

Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, viêm màng não là một bệnh lý thường gặp ở Khoa Nhiễm - BV Nhi Đồng 1, đứng hàng thứ hai sau bệnh tay chân miệng. Số lượng bệnh viêm màng não điều trị hàng năm trung bình từ 800-900 bệnh nhi. Hiện nay, ước tính trung bình mỗi ngày, khoa này có khoảng 30 trẻ viêm màng não.

Cần đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ sốt cao, nôn ói, đau đầu, thóp phồng và cần cấp cứu ngay khi có có các dấu hiệu nặng như co giật, bỏ bú, bỏ ăn, li bì , hôn mê.

Đối với trẻ chưa thể đến bác sĩ khám ngay, có thể điều trị tại nhà, chủ yếu là hạ sốt. Quan trọng nhất là theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn. Do đó, khi thấy các triệu chứng trên ngày càng nặng thì nên mang trẻ đến bệnh viện.

Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu. Bệnh lây qua đường hô hấp. Siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu, sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh.

Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở mọi nơi, bất kỳ lứa tuổi và thời điểm nào, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

"Thông thường viêm màng não do vi trùng hay đi theo sau mùa cảm cúm. Một số trẻ bị viêm màng não sau khi bị viêm tai mũi họng mà không được điều trị dứt điểm. Hoặc sau một trận cảm cúm đơn thuần, nhưng do sức đề kháng yếu nên vi trùng trong cổ họng có thể tấn công lên não" - BS. Khanh nói.

Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh, ngay trong ngày đầu tiên của bệnh, hoặc chỉ sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi. Ở trẻ lớn, khi bị viêm màng não, trẻ sẽ sốt cao, than đau đầu, đau gáy, ăn kém, nôn ói, cổ cứng.

Còn ở trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh sẽ là sốt cao, bỏ bú, biếng chơi, ngủ nhiều, nôn ói, cổ cứng. Trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng. Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều. Khi nặng hơn, trẻ sẽ bị làm kinh, co giật, li bì, hôn mê.

Các triệu chứng kể trên có thể không xảy ra theo trình tự và không xuất hiện ở mọi bệnh nhân. Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị.

Viêm màng não do vi trùng: Có thể tử vong

Viêm màng não có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ lớn.

Theo các bác sĩ, viêm màng não do siêu vi trùng, chủ yếu xảy ra ở những trẻ lớn, bệnh có thể tự khỏi, như đa số các trường hợp nhiễm siêu vi trùng khác (nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp gây ra cảm cúm, ho, sổ mũi; nhiễm siêu vi trùng đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy, ói).

Viêm màng não do siêu vi trùng không cần thiết phải điều trị kháng sinh và thời gian theo dõi tại bệnh viện chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Trong khi đó, viêm màng não do vi trùng (viêm màng não mủ) thường xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt là trẻ mới sinh cho đến 12 tháng tuổi. Nếu nhập viện sớm và vi trùng không quá kháng thuốc, trẻ có thể khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường.

"Nhưng, nếu không điều trị hay điều trị trễ, trẻ có thể tử vong hay để lại những hậu quả như não úng thuỷ, chậm phát triển tâm thần vận động như yếu liệt chân tay, tổn thương thần kinh như động kinh, nhất là di chứng điếc, nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân," BS. Khanh cảnh báo.

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai.

Ngoài ra, BS. Khanh cho biết, hiện nay Việt Nam có hai loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm màng não. Trong đó, vắc-xin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B) có thể ngừa được 80-90% bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi.

HIB là tác nhân chính gây ra bệnh viêm màng não cho trẻ. Ngoài ra vắc-xin này có thể ngừa được các bệnh tai mũi họng như viêm họng. Nhưng chi phí rất cao khoảng gần 300.000 đồng cho 1 liều vắcxin (cần phải chích từ 1-3 liều tùy theo tuổi và vắcxin này không cần thiết phải chích cho trẻ trên 5 tuổi vì vi trùng này rất khi ít gây viêm màng não ở trẻ trên 5 tuổi).

Một loại khác là vắc-xin giúp trẻ phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu vắc-xin này cần phải chích nhắc lại mỗi 3 năm cho trẻ trên 18 tháng tuổi. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể khiến nguy cơ tử vong ở trẻ cao.

_________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

15 tháng 3, 2011

Bệnh màng não cầu khuẩn là bệnh gì?

Bệnh màng não cầu khuẩn ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm và thường xuất hiện dưới dạng bệnh viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết. ‘Viêm màng não’ tức là lớp màng bao bọc não và tủy sống bị viêm (sưng). ‘Nhiễm khuẩn huyết’ tức là máu bị nhiễm độc, đây là chứng bệnh lan rộng khắp cơ thể.
Bệnh màng não cầu khuẩn do vi khuẩn ‘cầu khuẩn màng não’ gây ra. Loại vi khuẩn này chia thànhnhiều nhóm khác nhau. Ở tiểu bang Victoria, phần lớn bệnh màng não cầu khuẩn do hai nhóm Huyết thanh B và Huyết thanh C gây ra.

Bệnh màng não cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào?

Dù bệnh màng não cầu khuẩn ít xảy ra, nhưng rất nguy hiểm. Người bị nhiễm vi khuẩn có thể ngã bệnh rất nhanh và chừng 10% ca bệnh bị thiệt mạng. Nếu chẩn đoán bệnh đủ sớm, kịp thời và cho uống thuốc kháng sinh ngay, thì đa số người bệnh đều bình phục hoàn toàn. Khoảng chừng một phần tư bệnh nhân sau khi bình phục sẽ còn bị tác động bởi dư âm của bệnh này. Một số dư âm thường thấy gồm có bị nhức đầu, điếc một hoặc cả hai tai, ù tai (tiếng ù trong tai), mắt mờ và nhìn một thành hai, nhức mỏi và cứngkhớp, học tập khó khăn. Đa số các vấn đề này sẽ giảm dần.

Cội nguồn của cầu khuẩn màng não?

Cầu khuẩn màng não là vi khuẩn thông thường, cứ 10 người thì có một người ‘mang’ vi khuẩn này ở phần sau cổ họng hoặc mũi, phần lớn là ở thanh thiếu niên và một số ít trẻ em và cao niên. Cầu khuẩn màng não chỉ tìm thấy ở con người, chưa bao giờ tìm thấy ở loài vật hoặc môi trường bên ngoài.
‘Người mang cầu khuẩn màng não’ là gì? Hầu hết người lớn và trẻ em có thể mang vi khuẩn này trong người mà không bị bệnh. Theo nghiên cứu thì thông thường người mang cầu khuẩn màng não sẽ không bị bệnh nguy hiểm này. Người ta có thể trở thành người mang cầu khuẩn màng não mà không hề hay biết đã bị nhiễm vi khuẩn này, rồi cơ thể sẽ tự tiêu diệt chúng một cách tự nhiên sau một vài tuần lễ hoặc tháng, mà không cần phải trị liệu gì cả.

Ai bị nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn?

Người ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn, nhưng em bé và trẻ dưới 5 tuổi thì dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thanh thiếu niên từ 15–24 tuổi cũng dễ bị nhiễm bệnh hơn.Đối với người bệnh, thời gian trung bình từ lúc nhuốm bệnh cho đến lúc ngã bệnh là khoảng từ 3–5 ngày, nhưng có khi đến 7 ngày.Đôi khi khi xảy ra ổ dịch nhỏ thì nhiều người bị bệnh một lúc nhưng thông thường thì các ca bệnh không có liên can gì với nhau.
Tỷ lệ người nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn thế nào cũng đã giao tiếp gần gũi với người hút thuốc lá là gấp ba lần. Ngoài ra người này cũng có thể mới bị bệnh siêu vi (đặc biệt là cúm). Tránh những nơi có nhiều khói và bụi bặm sẽ giúp phòng được bệnh này phần nào.

Có những triệu chứng gì?

Một số người nhiễm bệnh màng não cầu khuẩn sẽ lâm bệnh nặng, thông thường sẽ cảm thấy bị khổ sở hơn bất cứ chứng bệnh nào đã bị trong quá khứ. Bệnh màng não cầu khuẩn có nhiều triệu chứng, dù chỉ một vài triệuchứng là đặc biệt quan trọng. Đa số ca bệnh chỉ có một vài triệu chứng này mà thôi, và hiếm khi nào xảy ra cùng một lúc. Các triệu chứng của bệnh màng não cầu khuẩn gồm có:


Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
  • sốt
  • bỏ bú/ăn
  • quấy
  • bị cực kỳ mệt nhọc hoặc người mềm nhũn
  • không thích ai chạm vào người • ói và/hoặc đi tiêu chảy
  • né tránh ánh sáng
  • ngầy ngật
  • động kinh hoặc co giật
  • nổi ban đỏ-tím li ti hoặc đốm bầm lớn hơn.
Ở thanh thiếu niên và người lớn:
  • nhức đầu
  • sợ ánh sáng chói (không thích ánh sáng chói chang)
  • sốt, ói và/hoặc đi tiêu chảy
  • cổ bị cứng hoặc đau
  • đau lưng
  • đau khớp và bắp thịt
  • lừ đừ, biếng ăn
  • ngầy ngật, lẫn lộn
  • nổi ban đỏ-tím li ti hoặc đốm bầm lớn hơn.
Trẻ em có thể không biết phàn nàn về những triệu chứng bệnh, do đó bị sốt, da mặt xanh hoặc nổi đốm, ói, lờ đờ (nhìn vào khoảng không, biếng hoạt động, khó đánh thức, hoặc biếng ăn) và nổi ban là những dấu hiệu quan trọng. Dấu hiệu và triệu chứng đôi khi xuất hiện rất nhanh, và người bệnh màng não cầu khuẩn có thể bị ngã bị trong vòng một vài tiếng đồng hồ.
Trong trường hợp bệnh nhiễm cầu khuẩn huyết, nổi ban luôn luôn là dấu hiệu rất quan trọng. Ban có thể nổi ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Quý vị biết người thân trong gia đình và bạn thân rõ hơn ai hết. Nếu người thân cận với quý vị có một số những dấu hiệu này, và ra vẻ bị bệnh hoạn khác thường, thì tìm cách trị liệu ngay. Nếu thanh thiếu niên bị lâm bệnh này thì đừng để các em một mình. Chẩn bệnh và trị liệu sớm là điều quan trọng vô cùng.

Cách bệnh màng não cầu khuẩn lây lan?

Bệnh này khó lây. Khi ra khỏi cơ thể con người, thì vi khuẩn không thể tồn tại trên một vài giây, do đó trong nguồn nước, hồ bơi, nhà cửa hoặc hãng xưởng không có vi khuẩn loại này. Chỉ trong trường hợp thường xuyên giao tiếp gần gũi dài hạn trong gia đình và tiếp xúc thân mật mới bị lây vi khuẩn. Người ở trong những nơi chụng đụng gần gũi như nhà trọ học sinh hoặc trại lính có thể dễ bị lây bệnh màng não cầu khuẩn hơn.

Cách trị bệnh màng não cầu khuẩn?

Nếu nghi ngờ bị bệnh viêm màng não cầu khuẩn hoặc nhiễm cầu khuẩn huyết, người bệnh phải được cho chích thuốc kháng sinh ngay và đưa vào bệnh viện.

Có thể ngừa bệnh màng não cầu khuẩn hay không?

Hiện nay không có thuốc chủng ngừa bệnh do nhóm Huyết thanh B gây ra, nhưng có hai loại thuốc chủng ngừa bệnh do nhóm Huyết thanh C gây ra:
1.     Thuốc chủng viêm màng não loại C kếp hợp có thể dùng cho tất cả mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh trên 6 tuần tuổi. Những loại thuốc chủng này bảo vệ chống bệnh do nhóm Huyết thanh C gây ra một cách hữu hiệu và tạo ra sức đề kháng lâu dài.
2.     Thuốc chủng bệnh màng não cầu khuẩn đường Polysaccharide ngừa được bệnh do nhiều nhóm huyếtthanh ít khi thấy ở Úc và có lợi cho người đi du lịch đến nhữngnơi như Châu Á và Châu Phi và người hành hương đến Haj. Tuy nhiên loại thuốc chủng này không dùng cho trẻ em dưới hai tuổi và chỉ hiệu nghiệm chừng ba năm mà thôi.

Khi có ca bệnh thì sao?

Những người giao tiếp rất gần gũi với ca bệnh sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa để ngăn chặn bệnh lây lan thêm. Những người này là thành viên trong cùng một nhà, bạn gái/trai, bất cứ ai ở lại qua đêm trong bảy ngày trước khi người bệnh lâm bệnh. Những người khác có giao tiếp với ca bệnh như bạn bè, đồng nghiệp, thông thường không cần phải trị liệu. Khi xảy ra ca bệnh, Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh sẽ hướng dẫn những điều phải làm, và họ bảo đảm là những người có giao tiếp gần gũi với ca bệnh sẽ được trị liệu đúng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh lây lan. Chỉ có những người giao tiếp gần gũi mới cần phải trị liệu, và công tác này sẽ do Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh đảm trách. Cho dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp không cần thiết có thể gây ra vấn đề.
Khi người bị bệnh màng não cầu khuẩn bệnh bình phục, người này không còn lây bệnh cho người khác, và có thể đi nhà trẻ, đi học hoặc đi làm một cách an toàn. Những người khác trong gia đình có thể đi học lại hoặc đi nhà trẻ khi đã bắt đầu dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa.

Phải làm gì khi con tôi tiếp xúc với bệnh màng não cầu khuẩn?

Thông thường bệnh này không lây qua mội trường học đường hoặc nơi làm việc. Cẩn thận để ý xem con có bất cứ dấu hiệu bệnh nào hay không và đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy lo ngại.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

14 tháng 3, 2011

Phát hiện viêm màng não chỉ trong một giờ

Loại test mới sử dụng mẫu máu, nước bọt hoặc các loại chất tiết khác của cơ thể, và có thể phát hiện ra tất cả các chủng vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu nhanh hơn nhiều so với các test truyền thống - chỉ mất từ 1 đến 2 ngày. 

Tuy nhiên, test này cũng đắt hơn nhiều và khó kiếm hơn. Thiết bị làm test tương tự như máy in, đang trong giai đoạn thử nghiệm tại Khoa A&E của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Victoria ở Belfast (Anh).
"Triệu chứng đầu tiên của viêm màng não mô cầu tương tự như những bệnh nhiễm virus đơn giản, khiến cho việc chẩn đoán trong giai đoạn đầu rất khó khăn" - giáo sư Mike Shields, từ Đại học Queens ở Belfast, lý giải - "Việc xác định nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh có thể giúp các bác sĩ đưa ra những quyết định sống còn trong việc chữa cho bệnh nhân". 


Theo Fox news, viêm màng não mô cầu là căn bệnh đe dọa tính mạng, thường ảnh hưởng nhất đến trẻ nhỏ. Từ 5 đến 10% bệnh nhân chết trong vòng 24 đến 48 tiếng sau khi triệu chứng bắt đầu bộc lộ.
Phát hiện sớm bệnh là yếu tố quyết định đến việc ngăn ngừa những tác hại nguy hiểm như tổn thương não, mất khả năng nghe và chậm phát triển trí tuệ - những di chứng thường gặp ở 10-20% các bệnh nhân sống sót.

____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

13 tháng 3, 2011

Đề phòng bệnh viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh não và tuỷ sống (còn gọi là màng não).Nguyên nhân Viêm màng não có thể do vi trùng hay siêu vi trùng. Đa số các trường hợp vi trùng hay siêu vi trùng từ vùng mũi họng xâm nhập vào màng não và gây viêm màng não.
Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh
Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi và thời điểm nào. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa vì có nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp và là thời điểm thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não.


Khi bị viêm màng não, trẻ có những biểu hiện :
- Sốt cao đột ngột, nôn ói , bỏ ăn
- Sau 1- 2 ngày trẻ sẽ ngủ nhiều, sợ ánh sáng, cổ cứng,
- Trẻ nhỏ còn thóp, có thể thấy thóp phồng căng.
- Trẻ lớn hơn thì than đau đầu, đau sau gáy và nằm lừ đừ.
- Riêng trẻ < 3 tháng hay trẻ sơ sinh đôi khi ít sốt nhưng sẽ bỏ bú , quấy khóc , khóc thét hay ngủ li bì , và muộn hơn sẽ có co giật hoặc hôn mê.
Viêm màng não phải được điều trị kịp thời và theo dõi sát tại Bệnh viện .
Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không điều trị hay điều trị trể bệnh có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù , động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…
Khi trẻ sốt cao thì điều trị tại nhà chủ yếu là lau mát, hạ sốt và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu, tri giác sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn.
Do đó khi thấy các triệu chứng trên ngày càng rõ hơn thì nên mang trẻ đến bệnh viện ngay.
Phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi, khi trẻ bị viêm hô hấp trên hay bị viêm amidan, viêm họng mủ cần phải điều trị tích cực và đầy đủ dưới sự theo dõi của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc kháng sinh hoặc tự ý bỏ thuốc. Nếu là viêm màng não dễ làm mất đi những triệu chứng quí giá ban đầu (giúp cho bác sĩ chẩn đóan chính xác) , Tuy là viêm màng não nhưng không có những biểu hiện rõ, khó chẩn đóan và dễ bị bỏ sót, chỉ khi vào viên, được chọc dò tủy sống mới phát hiện ra.
Tại Việt nam hiện có 2 loại thuốc chủng ngừa viêm màng não: viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB và viêm màng não do não mô cầu. Các loại Vi khuẩn gây viêm màng não khác chưa có thuốc chủng ngừa.
Nên chủng ngừa cho các cháu từ 2 tháng đến < 5 tuổi thuốc chủng ngừa vi khuẩn HIB. Trẻ > 5 tuổi thì không cần thiết tiêm ngừa Viêm màng não loại này vì vi trùng này ít khi gặp ở trẻ > 5 tuổi.
Riêng vắcxin phòng viêm màng não do não mô cầu thì chỉ tiêm khi trong vùng có dịch, Hoặc để phòng ngừa xa, thì tiêm ngừa mỗi 3 năm cho trẻ trên 18 tháng tuổi.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

12 tháng 3, 2011

Bệnh viêm màng não và những câu hỏi thường gặp

Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở mọi nơi, bất kỳ lứa tuổi và thời điểm nào. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ em (nhất là trẻ em dưới 5 tuổi) vào mùa nắng nóng… Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm màng não.

1. Viêm màng não là bệnh gì?

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng của màng não, nguyên nhân có thể do vi trùng hay siêu vi trùng. Đa số các trường hợp vi trùng hay siêu vi trùng từ vùng mũi họng xâm nhập vào màng não và gây viêm màng não.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị viêm màng não.

2. Bệnh viêm màng não lây như thế nào?

Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Một số người lành khi hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ có thể bị bệnh.
Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não, một số trường hợp cần uống thuốc dự phòng tùy theo chỉ định của bác sỹ, tuy nhiên lây bệnh viêm màng não trực tiếp từ người sang người rất hiếm.

3. Ai có thể bị viêm màng não?

Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở mọi nơi, bất kỳ lứa tuổi và thời điểm nào. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ em (nhất là trẻ em dưới 5 tuổi) vào mùa nắng nóng, do thói quen sinh hoạt và thời tiết làm trẻ em thường hay mắc các bệnh nhiễm siêu vi đường hô hấp .
Đó cũng là điều kiện để thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não.

4. Các triệu chứng của viêm màng não như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên của bệnh hay xuất hiện sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi bằng các triệu chứng như sau:
  • Trẻ lớn: sốt cao, than đau đầu, đau gáy, ăn kém, nôn ói, cổ cứng
  • Trẻ nhỏ: sốt cao, bỏ bú, biếng chơi, ngủ nhiều, nôn ói, cổ cứng, trẻ còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.
  • Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều
Khi nặng hơn trẻ sẽ bị làm kinh, co giật, li bì, hôn mê. Các triệu chứng kể trên có thể không xảy ra theo trình tự và không xuất hiện ở mọi bệnh nhân. Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị.

5. Bệnh viêm màng não diễn tiến như thế nào?

Diễn tiến bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh: nếu do vi trùng sẽ gây tử vong hay để lại di chứng nặng khi trẻ không được điều trị kịp thời. Còn nếu do siêu vi trùng thì bệnh sẽ tự khỏi cũng như đa số các trường hợp nhiễm siêu vi trùng khác (nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp gây ra cảm cúm, ho, sổ mũi; nhiễm siêu vi trùng đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy, ói).
Tuy nhiên, dù viêm màng não do vi trùng hay siêu vi trùng đều cần phải điều trị và theo dõi tại bệnh viện để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh. Mặt khác để chẩn đoán được viêm màng do vi trùng hay do siêu vi trùng thì cần phải có những xét nghiệm đặc biệt và theo dõi bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

6. Làm thế nào để chẩn doán bệnh viêm màng não?

Để có thể biết được bệnh nhân có viêm màng não hay không và nguyên nhân là do vi trùng hay do siêu vi trùng thì cần phải làm các xét nghiệm, đặc biệt làxét nghiệm nước màng não (nước não tủy) và theo dõi cẩn thận tại bệnh viện. Một số phụ huynh không đồng ý cho bác sĩ lấy nước màng não xét nghiệm có thể gây chậm trễ cho việc chẩn đoán bệnh .

7. Bệnh viêm màng não có thể điều trị được hay không?

Để điều trị khỏi bệnh viêm màng não do vi trùng (viêm màng não mủ) cần phải nhập viện sớm, sử dụng kháng sinh thích hợp và nằm viện ít nhầt 10 ngày, trong khi viêm màng não do siêu vi trùng thì không cần thiết phải điều trị kháng sinh và thời gian theo dõi tại bệnh viện chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không điều trị hay điều trị trể bệnh có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù lòa, động kinh, yếu liệt tay chân hay nặng hơn trẻ không còn nhận biết được người thân dù đã điều trị khỏi bệnh, nhưng nếu điều trị kịp thời trẻ sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn bình thường.

8. Bạn sẽ làm gì nếu bạn nghĩ con bạn bị viêm màng não?

Bạn đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt vì dự hậu của bệnh viêm màng não tùy thuộc vào bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Để phát hiện sớm bệnh viêm màng não cần mang trẻ đến bác sĩ khám khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao, nôn ói, đau đầu, thóp phồng và cần mang đến bệnh viện ngay khi có có các dấu hiệu nặng như co giật, bỏ bú, bỏ ăn, li bì , hôn mê.
Đối với trẻ chưa thể đến bác sĩ khám ngay thì điều trị tại nhà chủ yếu là hạ sốt và quan trọng nhất là theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu trẻ bị viêm màng não thì các triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu sẽ diễn biến ngày càng nặng hơn. Do đó khi thấy các triệu chứng trên ngày càng nặng hơn thì nên mang trẻ đến bệnh viện.

9. Có thuốc chủng ngừa viêm màng não ở Việt Nam không ?

Có thuốc chủng ngừa một vài loại viêm màng não riêng lẻ nhưng không có thuốc chủng ngừa tất cả các vi trùng gây viêm màng não. Tại Việt nam hiện có 2 loại thuốc chủng ngừa viêm màng não: viêm màng não mủ hay viêm màng não do Hib và viêm màng não do não mô cầu.

10. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm màng não?

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai.
Việc phòng ngừa bằng thuốc chích ngừa chỉ có tác dụng đối với một số loại vi trùng gây ra viêm màng não. Đó là vắcxin phòng viêm màng não do HIB (Hémophillus influenza type B). Tuy nhiên chi phí rất cao khoảng gần 300.000 đồng cho 1 liều vắcxin ( cần phải chích từ 1 – 3 liều tùy theo tuổi và vắcxin này không cần thiết phải chích cho trẻ trên 5 tuổi vì vi trùng này rất khi ít gây viêm màng não ở trẻ trên 5 tuổi).
Ngoài ra còn có vắcxin phòng viêm màng não do não mô cầu (cần phải chích nhắc lại mỗi 3 năm cho trẻ trên 18 tháng tuổi).

_______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →