28 tháng 2, 2011

Nguy hiểm do viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ là bệnh nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Hemophilus influenza, não mô cầu và phế cầu. Ở trẻ sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn gram âm gây bệnh như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas.

Dấu hiệu “cổ mềm”, co giật

Một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não mủ có thể thấy xuất hiện các triệu chứng như: sốt là biểu hiện hay gặp. Hội chứng màng não, nếu điển hình sẽ gồm các triệu chứng: đau đầu, nôn vọt, tiêu chảy (có khi táo bón). Khám sẽ thấy có dấu hiệu cứng gáy, dấu hiệu Kerning dương tính và thóp phồng. Ở bệnh nhi dưới 1 tuổi thì bệnh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện bỏ bú, khóc thét, ngủ li bì, dấu hiệu “cổ mềm”. Ở trẻ sơ sinh thì thấy biểu hiện bỏ bú, li bì, có thể co giật, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy đối với trẻ sơ sinh cần nghĩ đến viêm màng não mủ khi có các triệu chứng sốt, bú kém, nôn nhưng không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.


Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trong đó bạch cầu trung tính chiếm ưu thế. Dịch não tuỷ thường thấy áp lực tăng, nước đục dạng ám khói, hoặc đục như mủ. Số lượng bạch cầu trên 500/ml, trong đó bạch cầu trung tính chiếm ưu thế. Protein tăng trên 1g/l, glucose giảm dưới 2,2mmol lít. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đến khám trong những giờ đầu hoặc đã điều trị kháng sinh thì dịch não tuỷ có thể thay đổi không điển hình. Không nên chọc dịch não tuỷ khi có nhiễm khuẩn lan toả tại vị trí chọc, hoặc có biểu hiện tăng áp lực nội sọ. Chẩn đoán căn nguyên phải dựa vào kết quả nhuộm soi vi khuẩn trên kính hiển vi và cấy dịch não tuỷ.

Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác như: viêm màng não hoặc viêm não do virut, dựa vào dịch não tuỷ trong, số lượng bạch cầu thường dưới 500/ml trong đó bạch cầu lympho chiếm ưu thế, protein tăng dưới 1g/l. Bệnh viêm màng não do lao thì bệnh nhân có tiếp xúc nguồn lao; chụp phim Xquang phổi thấy có tổn thương lao; dịch não tuỷ trong hoặc màu vàng chanh, tế bào từ 300 - 500/ml, protein trên 1g/l. Nếu sau 14 ngày điều trị kháng sinh thông thường (không phải kháng sinh chống lao ) không hiệu quả cần xem xét có viêm màng não do lao hay không.

Các phương pháp điều trị viêm màng não mủ

Trong thời gian chưa có kết quả nhuộm soi trên kính hiển vi kính và cấy dịch não tuỷ, nên dùng liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm: đối với trẻ từ 0 - 4 tuần thì dùng ampixillin phối hợp với aminoglycoside hoặc claforan. Trẻ từ 4 - 12 tuần nên dùng cephalosporin thế hệ thứ 3. Trẻ từ 3 tháng - 18 tuổi sử dụng thuốc cmpixilin phối hợp với chloramphenicol hoặc cephalosporin thế hệ thứ 3. Việc lựa chọn thuốc cephalosporin thế hệ thứ 3 có thể dùng: claforan, rocephin, fortum… khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng như hôn mê, co giật nhiều, vào viện sau 3 ngày bị bệnh, đã điều trị nhiều kháng sinh và có bệnh toàn thân. Khi có kết quả nhuộm soi trên kính hiển vi thì cần điều chỉnh kháng sinh cho phù hợp với từng loại vi khuẩn. Khi đã có kết quả cấy dịch não tuỷ thì thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ. Tuy nhiên nếu sau 48 - 72 giờ điều trị mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện thì cần phải xét nghiệm lại dịch não tuỷ để quyết định thay đổi kháng sinh điều trị thích hợp hơn.

Thời gian điều trị trung bình đối với não mô cầu là 7 ngày; đối với vi khuẩn H.influenzae từ 7 - 10 ngày; phế cầu từ 10 - 14 ngày; trực khuẩn ái khí gram âm phải kéo dài thời gian điều trị tới 3 tuần. Trên thực tế thời gian điều trị có thể thay đổi theo mức độ thuyên giảm của bệnh.

Thuốc điều trị kết hợp có thể dùng là thuốc chống viêm, thuốc chống phù não, thuốc phòng co giật. Chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: nếu bệnh nhân có hôn mê nên để nằm nghiêng một bên tránh ứ đọng đờm dãi và cho ăn qua sonde. Cho bệnh nhân xuất viện khi đã điều trị kháng sinh đủ thời gian và bệnh nhân hết sốt ít nhất 3 ngày trở lên.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh viêm màng não mủ từ 10-30%. Có khoảng từ 2 - 8% trẻ em lành mang vi khuẩn não mô cầu ở đường hô hấp trên như ở họng, mũi, hầu. Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh viêm màng não mủ nếu trong thời gian mang thai, người mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu viêm âm đạo, âm hộ... Bệnh viêm màng não mủ do loại vi khuẩn Streptoccus suis có trong thịt lợn, gây bệnh cho con người. Nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội, vi khuẩn này đột nhập vào máu gây viêm màng não mủ hoặc nhiễm khuẩn huyết, bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người trên 60 tuổi, đặc biệt những người bị suy giảm miễn dịch, người bị cắt lách, suy thận, bệnh tim phổi mạn tính, đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, chấn thương sọ não... Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccin, với hiệu lực lên đến 90%. Theo ThS. Nguyễn Văn Lâm thì trẻ bị viêm màng não mủ nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi tới 94%, số ca có di chứng chỉ còn 6%. Nếu bệnh nhân đến muộn (sau 3 ngày phát bệnh), tỷ lệ khỏi bệnh giảm xuống còn 72% và tỷ lệ di chứng, tử vong lên tới 28%.

______________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

27 tháng 2, 2011

Viêm màng não mủ dễ nhầm với bệnh mũi họng

PGS.TS Phạm Nhật An, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, hiện luôn có 12 - 15 trẻ bị viêm màng não mủ điều trị tại khoa. Các bệnh nhi này hầu hết đều ở tình trạng bệnh nặng, nguy kịch do người thân nhầm tưởng là mắc bệnh thông thường.

Dễ nhầm tưởng

Tại khoa Truyền nhiễm, thời gian gần đây luôn có khoảng 12 - 15 cháu bị viêm màng não mủ phải điều trị, trong đó, cháu bé nhất mới chỉ 2 tháng tuổi. Các bệnh nhi đều ở tình trạng bệnh khá nặng do đến viện muộn. Có những trẻ khi nhập viện thì bệnh đã quá nặng, màng não đã đặc mủ, chọc màng não cũng không thể đếm được xác bạch cầu nữa, khiến bác sĩ rất khó để định lượng điều trị.
PGS An dẫn chúng tôi vào thăm bệnh nhi Nguyễn Tiến H, 10 tuổi (ở thành phố Nam Định - Nam Định). Em bị viêm màng não mủ thể nặng điển hình, hiện đã rơi vào tình trạng vô thức. Mẹ cháu ngồi ngay mép giường, vừa nắn bóp chân tay cho con, vừa khóc dòng. Chị kể, cháu H thể trọng vốn rất khoẻ mạnh, ít bị ốm đau như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Mà nếu có hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, chị cũng chỉ cho con uống vài viên thuốc cảm là khỏi.


Nhưng cách đây khoảng 3 tuần, cháu bị chảy nước mũi trong, rồi bị sốt kèm theo hơi đau đầu. Chị nghĩ, chắc con bị cúm, viêm mũi họng thông thường nên chỉ cho cháu uống thuốc hạ sốt, thuốc si rô chữa viêm mũi. Uống hết 7 ngày thuốc, bé H vẫn chưa hết sốt, tình trạng bệnh có vẻ nặng hơn, lúc này chị mới đưa con đi viện. Chị không ngờ, con mình bị mắc viêm màng não mủ thể nặng điển hình. Dù đã được điều trị tích cực nhưng hiện bé vẫn sốt cao, có những dấu hiệu rối loạn ý thức, mắt  nhìn vô cảm...
Bệnh nhi Nguyễn Văn B (12 tháng tuổi, quê ở Bắc Giang) cũng vào khoa Truyền nhiễm điều trị vì bé nôn và quấy khóc. Chị Liên, mẹ B kể, bé không bị sốt, không ho, không chảy mũi, chỉ có điều, bé rất hay nôn trớ, nôn như “vòi rồng” và rất quấy khóc. Lúc đầu, chị nghĩ  chắc con bị rối loạn tiêu hoá vì ăn phải gì đó. Vì thế, chị không cho con ăn bột, ăn sữa ngoài mà chỉ bú mẹ. Nhưng cứ vừa bú xong, bé lại nôn thốc nôn tháo. Phải đến 4 ngày như vậy, thấy con gầy rộc người, chị mới đưa con đi viện khám. Kết quả cho thấy, bé bị viêm màng não và phải nhập viện điều trị.
Theo PGS An, thời đại ngày nay, khi kiến thức về chữa bệnh, sức khoẻ được đăng tải tràn lan trên mạng internet, rồi việc các bà mẹ chủ quan, cho rằng chỉ là những bệnh lý đơn giản, tự mua thuốc về điều trị cho con là rất nguy hiểm. Như với căn bệnh viêm màng não mủ này, vì dễ nhầm tưởng là bệnh viêm mũi họng thông thường, nên đa phần trẻ được cha mẹ tự mua thuốc về uống, kéo dài hàng tuần liền trước khi được đưa đến viện, khiến bác sỹ khó chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. 
Dễ lây qua đường hô hấp
Ở nước ta, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra. Nguy hiểm ở chỗ, vi khuẩn Hib có thể lây truyền dễ dàng từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp. Trẻ mang vi khuẩn Hip khi nói chuyện, hắt hơi, ho có thể lây bệnh cho trẻ khác thông qua hạt nước bọt bắn ra khi trẻ nói. Thậm chí, những đồ chơi của trẻ, nhất là khi bé hay đưa vào miệng ngặm, cắn… cũng có thể là tác nhân lây truyền bệnh.
Thời điểm giao mùa như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Hip phát triển, nhiều bệnh nhi bị viêm màng não mủ phải nhập viện.
Theo PGS An, vì tính chất rất dễ lây truyền qua đường hô hấp nên mọi trẻ em đều có thể bị lây nhiễm Hib, nhất là những trẻ có tiếp xúc nhiều với các trẻ khác như những bé đi nhà trẻ, mẫu giáo.
Vì thế, việc vệ sinh môi trường sinh hoạt, vui chơi cho trẻ là rất quan trọng. Ở lớp, ngoài việc vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ, các cô cũng cần rửa sạch, phơi khô đồ chơi của các bé. Mỗi bé nên có một bộ chăn, gối, ga riêng, không nên ngủ cùng nhau. Ngoài ra, cũng cần cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
“Căn bệnh viên màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vì thế, khi trẻ có bất cứ một dấu hiệu bệnh lý nào (dù chỉ là ho, sốt, chảy mũi) cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm”, PGS An cảnh báo.

_____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

26 tháng 2, 2011

Viêm màng não

Viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Đa số là do vi trùng hay siêu vi trùng từ nơi khác trong cơ thể qua máu lan vào dịch não tủy, nhưng một số rất ít cũng có thể do loại nấm hay ký sinh trùng. Một số khác do phản ứng với hóa chất hay bệnh tự miễn nhiễm. Viêm màng não khác với viêm não ở chỗ chưa thực sự viêm vào tới não bộ. Triệu chứng điển hình của viêm màng não là đau đầu, nóng sốt, cứng cổ, buồn ói, sợ ánh sáng. Viêm màng não do siêu vi trùng thường khỏi trong vòng vài ngày, nhưng nếu do vi trùng bệnh có thể rất trầm trọng và gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Dịch tễ học và nguyên nhân

Trước khi có vắc-xin chống viêm màng não, bệnh này thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng ngày nay, do các chiến dịch tiêm chủng, viêm màng não (VMN) thường thấy nhiều hơn ở người tuổi 15 đến 24 và ở người lớn tuổi.
VMN do vi trùng vẫn còn gây nhiều tử vong và khuyết tật trên toàn thế giới.
Riêng tại Hoa Kỳ: khoảng 3/100.000 người bị VMN do vi trùng. Khi trước, 3 loại vi trùng chính là H influenzae type B (HIB), meningococcus, và pneumococcus. Nhưng sau các đợt tiêm chủng thống kê bệnh thay đổi nhiều. Năm 1987 có 20 ngàn trẻ dưới 5 tuổi bỉ VMN do H. influenzae. Đến 1998 chỉ còn 255.
Mặt khác, một loại dòng vi trùng Pneumococcus không thể trị bằng thuốc penicillin đang phát triển khắp thế giới - khoảng 41-56% tại Đông Nam Á và Đông Á. Trong một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 1998, trên 8 tiểu bang, trong số 3.335 ca bệnh do vi trùng pneumococcus, 10,2% có thể kháng lại penicillin, và 13.6% penicillin gần như hoàn toàn bất lực.
Khi bệnh nhân mắc chứng viêm màng não nhưng không tìm được vi trùng thì gọi là VMN vô khuẩn (aseptic meningitis). Siêu vi trùng là nguyên nhân chính của VMN vô khuẩn, khoảng 10.9/100.000 người bị bệnh này. Khi được chẩn định đúng đắn, 55-70% tìm ra được siêu vi trùng, trong đó 90% là loại enterovirus. Siêu vi trùng Herpes tìm được trong khoảng 0,5-3% căn bệnh - xảy ra khi bị bệnh nhân mắc phải mụn rộp hạ bộ lần đầu. Trong những người không được tiêm phòng, siêu vi trùng bệnh quai bị gây ra khoảng 30% số VMN vô khuẩn, giới nam nhiều hơn 2-5 lần giới nữ
Tại các nước chậm tiến thiếu y tế và công tác tiêm chủng yếu kém, tỉ lệ bệnh viêm màng não cao hơn rất nhiều.
Ngoài nguyên nhân từ vi trùng, và siêu vi trùng, một số VMN do nấm hay các loại ký sinh trùng (động vật đơn bào, giun v.v...). Một số khác do các chất độc tố hóa học; hay do bệnh tự nhiễm như bệnh lupus; hoặc do tai nạn chấn thương đầu.


Triệu chứng

Khi nhiễm trùng, bệnh nhân thường phát tăng nhiệt nóng sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi. Khi viêm vào màng não thì thấy nhức đầu. Sau đó, nước não tủy bị viêm, tăng áp suất lên não và cột sống, tạo hiện chứng cứng gáy (bệnh nhân không thể cho cằm chạm vào ngực), nôn ói, chóng mặt và sợ ánh sáng.
Quan trong hơn cả là bệnh VMN do meningococcus có thể cấp tốc gây chứng nhiễm trùng huyết cực kỳ trầm trọng, làm suy tuyến tiền thận, tạo vết bầm ửng đỏ đặc biệt trên da (do vi trùng phát triển cực nhanh, theo mạch máu lan đến cuối tiểu động mạch và làm hủy các mô trong người, kể cả da, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, mắt, và cơ quan nội tạng) và gây tử vong trong vòng vài tiếng đồng hồ nếu không kịp chữa trị.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định dựa trên triệu chứng màng não, các triệu chứng chức năng, thực thể. Nhưng muốn chắc chắn phải chọc dò tuỷ sống, nhất là muốn tìm nguyên nhân, không chọc tuỷ sống không thể xác định chắc chắn.

Chẩn đoán gián biệt viêm màng não vi khuẩn với viêm màng não virus

Các Bác sỹ đã báo cáo trong tạp chí “The Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine” tháng 12/2008. Procalcitonin huyết thanh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phân biệt viêm màng não vi khuẩn và viêm màng não nước trong ở bệnh nhi.
Theo BS. Martin Chalumeau và cộng sự: “Phân biệt giữa viêm màng não vi khuẩn và viêm màng não nước trong tại phòng Cấp cứu có thể giúp giới hạn việc sử dụng kháng sinh và nhập viện không cần thiết. Tuy nhiên, do những hậu quả của việc chẩn đoán chậm trễ của viêm màng não vi khuẩn có thể rất trầm trọng, bất kỳ phương tiện chẩn đoán đề nghị nào cũng phải đạt được độ nhạy 100%”.
BS. Chalumeau tại bệnh viện Saint-Vincent de Paul, Paris và cộng sự đã phân tích số liệu từ các nghiên cứu hồi cứu được tiến hành tại sáu trung tâm chăm sóc cấp 3 tại năm quốc gia, họ cũng đã so sánh các chỉ số thực hiện của máu và dịch não tủy để xác định viêm màng não vi khuẩn.
Kết quả phân tích bao gồm 198 bệnh nhân từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi. 96 bệnh nhân (48%) bị viêm màng não vi khuẩn và 102 (52%) bệnh nhân bị viêm màng não nước trong.
Các tác giả báo cáo, nồng độ procalcitonin cao hơn một cách có ý nghĩa so với các chỉ số sinh học khác (p=0,001). Nồng độ procalcitonin 0,5 ng/mL hoặc cao hơn có độ nhạy 99% và độ đặc hiệu 83% để xác định viêm màng não vi khuẩn.
Mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu của CRP, nồng độ protein trong dịch não tủy và số lượng bạch cầu trung tính trong dịch não tủy cũng tốt, chúng có ý nghĩa thấp hơn so với procalcitonin.
Nhóm nghiên cứu của BS. Chalumeau cho rằng kết hợp procalcitonin với các chỉ số khác trong việc quyết định lâm sàng có hiệu quả sẽ tăng độ đặc hiệu và tránh chẩn đoán nhầm.
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng cần phải có thêm các nghiên cứu tiền cứu xác nhận trước khi nồng độ procalcitonin có thể được sử dụng thường quy như là một quy tắc để quyết định nhập viện và/hoặc điều trị trong trường hợp viêm màng não trẻ em.

Phòng ngừa

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất là bằng cách tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản để tạo nên miễn dịch cho trẻ em ở một số nước châu Á, nơi có bệnh lưu hành. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản nên biện pháp phòng bệnh vẫn là giải pháp cần thiết.
Có thể phòng bệnh bằng cách mặc áo quần bảo hộ, dùng hóa chất xua muỗi, lưới bảo vệ nhà cửa, màn chống muỗi, hương xua muỗi và tránh các hoạt động ở ngoài trời vào buổi chiều khi không cần thiết. Việc dùng hóa chất phun tồn lưu nhà cửa, chuồng gia súc ở các vùng nông thôn để phòng chống muỗi Culex, trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường không có hiệu quả do tập tính đốt người và trú ẩn ngoài nhà của loài muỗi này. Ở một số vùng, có thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy, biện pháp làm hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng. Việc phun hóa chất để diệt muỗi trú ẩn ngoài trời chỉ áp dụng khi xảy ra dịch. Ở những vùng có bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành, cần nhốt gia súc và làm chuồng gia súc cách xa nhà ở; đặc biệt là đối với loài lợn.

_____________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

25 tháng 2, 2011

Khám phá triệu chứng sớm của bệnh viêm màng não

Các bậc cha mẹ được khuyến cáo nên lưu ý đến những triệu chứng sớm của bệnh viêm màng não: bàn tay lạnh, đau nhức nhiều ở chân, da tái xanh. Những dấu hiệu này xảy ra vài giờ trước khi đứa trẻ thật sự mắc bệnh, trong vòng 8 giờ,. 


Các nhà nghiên cứu thuộc trường Ðại Học Oxford, Anh quốc đã phát hiện những dấu hiệu này báo trước căn bệnh viêm màng não trước khi những mụn đỏ như ban sởi xuất hiện trên da.
Các triệu chứng "truyền thống" như nhức đầu, cứng gáy, nhạy cảm với ánh sáng và nổi mụn đỏ thường phát triển chậm, trong vòng 13-22 tiếng đồng hồ.
Ở những quốc gia phát triển như nước Anh, bệnh viêm màng não là căn bệnh nhiễm trùng dẫn đến tử vong cho nhiều trẻ em. Ít nhất cứ 4 trên 100 ngàn trẻ em ở nước Anh bị viêm màng não bao gồm nhiễm trùng máu và 10% trẻ mắc bệnh tử vong.Trong nhiều trường hợp, trẻ chỉ được nhập viện sau khi đã bị chẩn đoán sai từ ban đầu.
Nếu các bậc cha mẹ quan tâm đến những dấu hiệu này thì cơ may điều trị kịp thời cho con họ rất cao và tránh được những khuyết tật về sau cho trẻ.

__________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

24 tháng 2, 2011

Những điều cần biết về bệnh viêm màng não mô cầu

Hiện nay bệnh viêm màng não do não mô cầu đang xuất hiện và xảy ra trên địa bàn quận Thủ Đức TP.HCM. Mặc dù số trường hợp mắc bệnh chưa nhiều nhưng phần nào cũng làm cho người dân lo ngại, do đó hiểu biết về bệnh cũng là cách để  phòng bệnh tốt hơn.
Viêm màng não do não mô cầu là gì?
Là tình trạng bệnh lí do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra. Nó thường biểu hiện dưới dạng viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết.
Màng não cầu khuẩn có 9 nhóm A, B, C, D, X, Y, Z, W135, và 29E.
Màng não cầu khuẩn thường sống ở vùng mũi họng của bệnh nhân và cũng có tình trạng người lành mang mầm bệnh, nếu tỉ lệ người lành mang mầm bệnh quá cao (> 20% ) thì có nguy cơ xuất hiện dịch. Màng não cầu khuẩn thường sống được khoảng 3 - 4 giờ khi ra ngoài cơ thể và bị tiêu diệt dễ dàng bởi cồn 70 độ hay tia cực tím.
Bệnh lây lan bằng cách nào?
Do cư trú tại vùng mũi họng của bệnh nhân nên vi khuẩn lây lan trực tiếp từ người qua người qua các chất tiết từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi bắn ra các giọt nước li ti hay từ các vật dụng trung gian có dính chất tiết của bệnh nhân.
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người dưới 20 tuổi, nhất là trẻ em từ 6 tháng - 12 tháng.
Thời điểm xảy ra bệnh nhiều nhất ở nước ta là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Dịch bệnh thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người, điều kiện vệ sinh thấp kém như nhà trẻ, trường học, khu tập thể, trại lính…


Những dấu hiệu nào cho biết đã bị bệnh?
- Bệnh khởi phát đột ngột với những triệu chứng như cảm cúm như: mệt mỏi, uể oải, đau nhức mình mẩy, đau họng, nhức đầu, ho…
- Sau đó bệnh nhân sốt cao 39 - 40 độ kèm theo lạnh run, nhức đầu dữ dội, nôn ói, đau cơ khớp nhiều dọc theo cột sống và 2 chi dưới.
- Sau khi sốt vài ngày, trên da bệnh nhân xuất hiện các nốt tử ban: đó là các nốt màu đỏ hoặc tím sẫm hình tròn không đều kích thước từ 1mm đến vài cm. Nốt tử ban bằng phẳng với mặt da, đôi khi có dấu hoại tử vùng trung tâm. Nốt tử ban nổi khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là ở nách, xung quanh các khớp. Có khi tử ban có dạng bóng nước và lan tràn rộng lớn khắp người, lúc đó cần chú ý bệnh có thể diễn biến sang thể tối cấp có tỉ lệ tử vong rất cao.
- Bệnh nhân có dấu hiệu cổ cứng, thóp phồng (ở trẻ nhũ nhi).
Dấu hiệu thần kinh khu trú và co giật ít thấy trong bệnh do não mô cầu gây ra, bệnh nhân có thể có mê sảng, kích động và sốc.
Những dấu hiệu của thể tối cấp:
- Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ trên bệnh nhân trước đó hoàn toàn bình thường.
- Tay chân lạnh, tím tái
- Bệnh nhân đi vào hôn mê sớm hoặc bị kích động.
- Các nốt tử ban xuất hiện sớm và nhanh chóng lan rộng.
-  Tình trạng sốc xảy ra sớm và hay tái phát.
- Thử máu thấy bạch cầu bình thường, bạch cầu trong dịch não tuỷ không tăng.
Tóm lại nên đi khám bệnh ngay khi thấy các dấu hiệu sau đây:
- Bệnh xảy ra đột ngột ở trẻ em > 6 tháng hoặc thanh thiếu niên mà trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh (sốt cao, lạnh run, nhức đầu, ói mửa, cứng gáy, thóp phồng ở trẻ nhũ nhi, đau khớp).
- Xảy ra trong thời điểm có nhiều trường hợp bị bệnh viêm màng não do não mô cầu hoặc có tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Tiền căn viêm mũi họng.
- Nổi các nốt tử ban trên da.
Đề phòng:
- Vệ sinh môi trường, giữ nơi ở cho thông thoáng, sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh cá nhân: mang khẩu trang khi ra đường, rửa tay chân trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật dụng nghi bị nhiễm mầm bệnh.
- Khi có dịch bệnh không nên tập trung ở những nơi đông đúc, chật chội.
- Cách ly người bệnh trong buồng riêng ở bệnh viện.
- Chủng ngừa bệnh cho não mô cầu nhóm A và C (nhóm đang gây bệnh hiện nay ở miền Nam nước ta), đây là phương pháp đề phòng hữu hiệu nhất.
- Uống thuốc ngừa khi cần thiết phải đi vào vùng có dịch bệnh. Thuốc thường dùng thuộc nhóm Quinolone như Ciprofloxacine 500mg ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên , uống trong 5 ngày, có thể tác dụng hơn 13 ngày sau khi ngưng uống thuốc.

______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

23 tháng 2, 2011

Những triệu chứng sớm của bệnh viêm màng não

Cẳng chân đau, tứ chi lạnh ngắt, sắc da thay đổi bất thường - đó là những triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm màng não xuất hiện trong vòng 12 giờ sau khi nhiễm vi khuẩn.
Các dấu hiệu trên đến trước khi có những triệu chứng kinh điển như đau đầu, phát ban, cứng cổ, sợ ánh sáng và ý thức suy giảm - tiến sĩ Matthew Thompson, Đại học Oxford (Anh), cho biết.
Viêm màng não là một bệnh nhiễm vi khuẩn xảy ra ở niêm mạc bao quanh não và tuỷ sống. Bệnh lây từ người sang người qua hắt hơi, ho, hôn và thường tấn công các khu chung cư và doanh trại quân đội. Khoảng 5-10% số bệnh nhân tử vong, thường sau 24-48 giờ sau khi triệu chứng xuất hiện. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết bệnh nhân viêm màng não cần được điều trị bằng kháng sinh.


Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương não, mất thính giác và khả năng nhận thức. "Nếu trẻ nhỏ được chẩn đoán sớm thì sẽ hạn chế được hậu quả", Thompson cho biết.
Nhóm nghiên cứu xác định được nhóm triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não sau khi phân tích dữ liệu liên quan gần 500 bệnh nhi, trong đó có 103 ca tử vong. Kết quả cho thấy 72% số này có các dấu hiệu như đau chân, lạnh tứ chi và thay đổi sắc da. Phần lớn không có triệu chứng gì trong 4-6 giờ đầu tiên, nhưng rất dễ tử vong trong 24 giờ tiếp theo. Các triệu chứng kinh điển không xuất hiện trước 13-22 giờ sau khi nhiễm vi khuẩn. Một nửa số ca bệnh không được phát hiện kịp thời do bác sĩ lầm tưởng thủ phạm là virus thường.

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
Đọc tiếp →

16 tháng 2, 2011

Nước - “Thuốc” tốt phòng ngừa sỏi thận

Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều biến chứng. Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên sỏi.

Khi thiếu nước dễ tạo ra sỏi thận

Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận, sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý, hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời gian và tạo thành sỏi.

Sỏi  hệ thống tiết niệu là  một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như ammonium, urat... cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi 1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi ở nhiều vị trí. Các loại sỏi: sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì và bệnh thận. Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ phát do nhiễm khuẩn  tiết niệu.  Đặc biệt là những người dẫn lưu ống thông đường niệu kéo dài. Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong nước tiểu, sỏi cystine. Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine, đây là bệnh có tính di truyền.

Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước

Sỏi niệu quản.
Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước. Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ 1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.

Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa hấu...; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho...; nước ngâm từ quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.

Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.

Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận... chú ý phải hỏi  kỹ bác sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

Đọc tiếp →
Đọc tiếp →